
Tôi là người Đà Lạt
Những điều hay ho về người Đà Lạt
Ở Đà Lạt có những cái dốc tên lạ như Dốc nhà làng, Dốc đá, dốc Ngã ba chùa, Dốc ngã ba bò, Dốc Trời ơi… nhưng đừng mong tìm được biển báo tên đường nào có tên như thế, đây chỉ là cách gọi quen thuộc của người ĐL thôi (Nhiều khi cũng không nhớ nổi tên thật của những con đường này)
– Ở Đà Lạt không có đèn giao thông (chắc ai cũng biết), nên cứ tới ngã tư, ngã năm thì chịu khó nhường nhau một chút là qua được hết.- Vào quán ăn hay quán cafe đều được cho sẵn bình trà nóng (ko lấy tiền, muốn uống bao nhiêu cũng được, quan trọng là mặt mũi có dày để xin thêm không =]]). Đừng bao giờ vào quán mà xin ly trà đá nhé, người ta sẽ quay lại nhìn bạn với con mắt lạ lùng đó.- Khi đi ăn ở tiệm bún hay mì Quảng, thường được cho rất nhiều rau. Đặc biệt là người ta không cho rau nguyên lá mà rau được xắt sợi nhỏ ra.
– Các khu du lịch hay thác chỉ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho du khách, người ĐL chỉ đi lúc mới mở cho biết. Chẳng lạ gì khi hỏi ra có người mới chỉ đến những nơi này có 1 lần vào những năm nào lâu lắm rồi :))
– Hồ Xuân Hương là cái hồ tên Xuân Hương, còn Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng ngày xưa =)) (Xuất xứ tên gọi hồ Xuân Hương là vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là hồ Xuân Hương)
– Số nhà ở đây đánh loạn xạ các kiểu, không phân biệt chẵn, lẻ nên không có gì lạ khi có địa chỉ trong tay nhưng không tìm được nhà. Chưa kể nhiều trường hợp những con đường được gọi tên theo kiểu kí hiệu kiểu như: Dốc Đá, nhà đèn, số 6, số 7, ngã tư….
– Kiểu đi chơi phổ biến nhất là đi ăn, xong đi cafe hay sinh tố, sau đó kéo nhau đi karaoke. Hát xong thì kéo ra Hoà Bình uống sữa đậu nành, còn đói thì cứ hủ tiếu là thoả mãn rồi. Câu cửa miệng của những thanh niên ở đây là “Tối đi uống sữa đậu nành nghe mày” chứ ko phải câu “Tối nhậu nghe mày” đâu(lành mạnh vô cùng :”>)
– Ra chợ hay đi mua sắm đừng diện kiểu trên đông dưới hè, chân mang dép lào nhé, bị chặt chém là chuyện thường tình đó. Người ĐL tuy ở ĐL lạnh quen rồi nhưng ra đường thường quen với áo khoác kín kẽ. Dù trời có nắng mấy nhưng vẫn phải khoác cái áo mới ra đường , dần trở thành thói quen khó bỏ được.
– Ở đây gọi rau câu là đông sương (rau câu ở ĐL là loại khác nhé), gọi bánh flan là kem flan, gọi gỏi khô bò là xắp xắp (nhưng mà ad nghĩ xắp xắp với gỏi khô bò là khác nhau, ở ĐL gỏi khô bò ăn với nước mắm).
– Người Đà Lạt thường đi ngủ rất sớm, khoảng 9h tối là có cửa hàng đóng cửa rồi, chắc là vì thời tiết lạnh quá. Đường phố giờ này cũng vắng vẻ hơn.
– Các kiểu nhà ở ĐL thường có kiến trúc giống giống nhau, hầu như nhà nào cũng có sân nhà.Cho dù nhà có nhỏ cũng ráng chừa 1 khoảng làm sân, trong sân trang trí đầy cây cảnh và hoa các kiểu. Nhà nào sân nhỏ thì lan can hay trồng hoa tận hàng rào, nói chung là chỗ nào tận dụng được đều đem hoa lá trang trí hết. Có khi trên một con đường, nhà nào cũng tựa tựa như nhà nào nên dễ gây nhầm nhọt.
– Vì ĐL cao hơn SG nên nếu ai nói “Đi lên SG” thì chắc chắn ko phải người ĐL rồi, người ĐL cũng hay để ý cái này lắm. Nên “Đi xuống SG” và ” Đi lên ĐL” nhé!! ^^
– Người Đà Lạt có vẻ ít nói, hơi trầm lắng (chắc cũng một phần do trời lạnh nên không mở miệng nói chuyện nổi :D). Giọng nói người ĐL là tổng hợp nhiều giọng của các vùng khác nhau từ Bắc, Trung, Nam. Bạn cứ để ý nếu có bạn là người ĐL, giọng nói nghe rất rõ ràng, nhẹ nhàng, không bị lỗi l,n, v, d và nghe ngọt lắm ^^
– ĐL nhỏ nên ra đường dễ gặp người quen, người ĐL có thói quen ngồi trong quán nhưng thỉnh thoảng hay nhìn ra cửa xem ai đi vào, thỉnh thoảng đưa tay xuýt xoa một cái cho bớt lạnh nữa.
– Đồng phục học sinh của Đà Lạt khác với những vùng khác, cũng mang nét riêng. Tiểu học thì quần tây, sơ mi trắng, áo len, đôi khi có thêm áo khoác đồng phục. Cấp 3 thì nam quần tây, áo sơ mi và áo len bên ngoài (khoẻ, áo sơ mi khỏi phải ủi :”>); nữ là áo dài trắng và áo len, có một số trường cặp đen cũng là đồng phục luôn, không được mang giỏ xách hay ba lô nên nhìn rất đồng bộ từ trên xuống dưới. Trên áo len có thêu phù hiệu hoặc tên viết tắt của trường. Màu áo len thì có nhiều màu tuỳ mỗi trường, nhìn đồng phục là biết trường nào (Bùi Thị Xuân, Trần Phú…: áo len xanh đen, Thăng Long: áo len màu đỏ, Hermann màu xanh lá cây…).
– Người Đà Lạt hay đệm từ “dạ” vào trước mỗi câu nói của mình: “dạ được”, “dạ đúng rồi”, “dạ thì…”, “dạ bán cho con…”. Hay đệm từ “tè” vào sau những tính từ như “lạnh tè, vui tè, hay tè…”, thêm từ “hơ” ở cuối câu ” ừ hơ”, “đúng hơ”, “dễ hơ”…; kể chuyện hay dùng “xong cái….xong rồi cái…”, xong hoài mà mãi không hết câu chuyện.
– Người ĐL có thể quen nhau từ thời còn ở truồng tắm mưa: nhà gần nhau, mầm non không học chung thì tiểu học sẽ học chung; tiểu học không chung thì trung học sẽ chung, mà không chung trường thì sẽ chung lớp học thêm (Vì ĐL nhỏ mà trường học thì không có nhiều).
– Trước khi siêu thị Big C được mở thì không có siêu thị nào tồn tại được lâu cho đến giờ. Người Đà Lạt lúc đầu đi cho biết, cho vui thôi chứ bình thường ít khi vào siêu thị mua hàng, có lẽ do bất tiện với giá còn đắt nữa, khiến cho một vài siêu thị sau vài tháng ngậm ngùi đóng cửa :))
– Đà Lạt chỉ có xe bus đi ngoại thành hay các vùng lân cận thôi. Ngày xưa cũng có xe bus đi trong nội thành nhưng vì Đà Lạt nhỏ, đi đâu cũng thấy gần nên xe bus ế quá, đành dẹp luôn các tuyến trong nội thành luôn.
– Các món ăn ở đây thường có chút biến tấu cho hợp với khẩu vị ở đây. Người Đà Lạt không thích ăn ngọt như ở SG, ví như món mì Quảng nấu theo cách riêng biệt, có thêm sắn, tôm khô, ăn chung với xà lách xắt nhỏ, dần dần nhiều người gọi luôn là mì Quảng Đà Lạt.
– Thời tiết Đà Lạt một ngày đủ 4 mùa, sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu, tối là mùa đông. Trải nghiệm rõ ràng thời tiết này nhất là những dịp đầu năm mới, không khí cực kì dễ chịu. Loài hoa đặc trưng cho mùa xuân là hoa mai anh đào, loài hoa lai giống giữa hoa mai và hoa đào, có 5 cánh chứ không nhiều cánh như hoa đào ở HN, gần tết hoa nở rợp đường (ai muốn ngắm hoa thì tranh thủ tết năm nay nhé). Vào mùa hè thì có hoa phượng tím, loài hoa chỉ riêng Đà Lạt mới có. Hoa của mùa thu là Mimosa, mùa đông là hoa Dã quỳ – loài hoa dại nhưng đến mùa đông lại nở rộ khắp ngõ ngách Đà Lạt.
– “Đà Lạt nhỏ xíu à, có chỗ nào đâu mà đi” là câu phát ngôn phổ biến của những người trẻ ở đây. Vì vòng vòng cũng chỉ là ăn và đi uống sữa thôi :”>
– Xe đạp đôi chỉ dành cho du khách là nhiều, người Đà Lạt chỉ đạp cho vui khi mới có thôi, bình thường thà đi bộ còn hơn. Không tin bạn cứ thử đạp 1 vòng hồ Xuân Hương đi là sẽ biết cảm giác hết hơi là như thế nào :))
– Northface là loại áo khoác ưa chuộng nhất ở đây, có thời gian người người nhà nhà đều có áo Northface, từ già đến trẻ đều rất ưa chuộng.
– Ở Đà Lạt có xe lửa, nhưng chỉ phục vụ đi từ ga Đà Lạt tới Trại Mát và cái xe lửa này có thể nói là cái xe lửa có tốc độ chậm nhất VN (Vì xe phục vụ cho nhu cầu tham quan nhiều hơn).
– Đà Lạt có nhiều nơi có tên gọi rất lạ như: Chợ âm phủ (tức chợ đêm Đà Lạt, Suối Vàng, Chùa ve chai (tức chùa Linh Phước)….
– Có nhiều xóm được hình thành, đôi khi là những người cùng quê, cùng họ vào lập nghiệp tạo thành một xóm. Cuối năm, đầu năm hay rằm lớn cả xóm sẽ góp tiền vào làm lễ cúng xóm, lâu dài trở thành thông lệ hàng năm.
– Ngày xưa (nhấn mạnh là ngày xưa), để một chiếc xe máy ngoài đường tới sáng vẫn còn nguyên, bây giờ thì còn phụ thuộc vào hên xui. Nhưng có 1 số nơi ở vùng ngoại thành thì xe cứ để ngoài sân, đi ngủ còn chẳng thèm khoá cửa nữa cơ.
– Có 1 con đường mà trên đó có tận 6 cái biển báo giao thông, nghe ngộ không ?
– Đà Lạt ít trung tâm thể dục, chỗ tập thể dục phổ biến nhất của người Đà Lạt chính là bờ hồ Xuân Hương.
– Có một quán chè ở khu Hoà Bình, gần tiệm bánh Liên Hoa tên gọi là “chè hé”, vì cửa quán chỉ mở he hé một nửa thôi.
– Những món ăn nên thử khi đến ĐL là bánh tráng nướng, xắp xắp, bánh căn, chả ram bắp, nem nướng và kem bơ.
– Đà Lạt lạnh nhất vào những tháng cuối năm, buổi sáng có khi nhiệt độ chỉ có 7,8 độ C, lạnh tê tái tâm hồn.
– Xứ này lạ lắm, hoa nhiều, hoa mọc đầy đường đầy lối, mà người ở đây chẳng ai thèm hái, dân xứ tui ngộ vậy đó. Nếu đi ngoài đường mà thấy có ai hái hoa ven đường mang về nhà thì đảm bảo không phải dân Đà Lạt đâu.
Nói chung thì Đà Lạt cứ dễ thương hoài như vậy đó.
Nguồn : Sensedalat